Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

Ngày phát hành 8:48 | 14/3/2023

Lượt nghe: 380

Từ xa xưa cho tới cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi đa phần người dân thấy đằng sau các hiện tượng tự nhiên hoặc cây cối, núi non đều có hình ảnh một vị thần nào đó. Trong văn hóa dân gian của người dân, nhiều câu chuyện tâm linh gắn với cây đa cây gạo, cây dâu trong vùng. Truyện ngắn “Cây dâu cô đơn bên sông” của tác giả Trương Tuệ Đăng khiến chúng ta nhớ lại nhiều truyền thuyết, câu chuyện dân gian. Trong chuyến đi thực tế để làm đề tài nghiên cứu phát triển giống dâu tiên xứ Truôi, nhân vật Chất nghe được câu chuyện kì lạ về cây dâu cô đơn. Câu dâu hàng trăm năm tuổi độc đáo, kì lạ và cũng là hi vọng duy nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu của anh. Chất thả thính mồi chài cô gái xấu xí tên là Hiên, con gái ông Hai với mục đích lấy được bí mật của cây dâu quý. Nhưng rồi Chất lại rơi vào cái bẫy của chính mình và trở thành chồng của Hiên. Chất phải nhờ men rượu cây dâu quý mới sống được với người vợ xấu xí của mình. Nhưng cũng như rượu cất lâu ngày mới lên hương, gắn bó một thời gian thì Chất mới thấy được những điểm tốt đẹp của vợ. Cái kết chuyện đan xen nỗi buồn niềm vui khi Hiên qua đời vì băng huyết còn con gái của hai người thoát khỏi lời nguyền bao năm. Truyện ngắn đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống đời thường và câu chuyện dân gian. Lời nguyền của quá khứ cuối cùng cũng được giải nhờ tình cảm của Chất và Hiên. Cuối cùng sau mối tình trăng hoa với cô khách hàng xinh đẹp, Chất mới hiểu Hiên là người vợ gần gũi, thân thiết của mình. “Tốt gỗ hơn tốt nước hơn” “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống. Ai chả thích vẻ ngoài xinh đẹp, dễ nhìn. Nhưng cái đẹp nên gắn cả ngoại hình và tâm hồn. Theo thời gian Chất mới cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Hiên. Cái đẹp từ tâm hồn, trái tim lương thiện chính là điều khiến chúng ta gắn kết lâu dài với nhau.

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 11:16 | 19/3/2024

Lượt nghe: 537

“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)

“Mùa hè xa lạ”: Sự phi lí của cái chết

“Mùa hè xa lạ”: Sự phi lí của cái chết

Ngày phát hành 11:10 | 30/1/2024

Lượt nghe: 810

Truyện ngắn Mùa hè xa lạ viết vắn gọn, cô đọng, tình huống truyện được đẩy lên cao trào để nhân vật tự bộc lộ tính cách và qua đó mâu thuẫn được giải quyết. Một cô gái trẻ người thành phố bơi ra biển với ý định tự tử. Nhưng không giống như thông thường khi bắt gặp người có ý định tự tử thì người cứu sẽ khuyên can, ngăn cản trái lại anh chàng Shinichi- một người dân địa phương lại mặc kệ và không có ý định ngăn cản cô gái. Anh bình tĩnh, chậm rãi kể câu chuyện về cuộc đời cha anh, một ngư phủ vì không còn sức khỏe để ra khơi đánh cá, ông đã buộc lao vào người, rồi nhảy xuống biển khơi tự trầm mình. Ông chết vì lòng tự trọng, vì tâm niệm cuộc sống sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi ta không thể lao động. Sau khi nghe câu chuyện, cô gái trẻ đã tự động bơi lại vào bờ. Cô đã nhận ra đâu là lòng dũng cảm thực sự và ý nghĩa của lao động. Qua nhân vật Shinichi, tác giả cũng bày tỏ sự cô đơn, lạc lõng của con người. Với Shinichi anh cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay chính thị trấn ven biển nơi mình sinh ra và lớn lên. “Để tránh ánh mắt người lạ mà lén lút bơi như thế này khiến Shinichi có cảm giác như mình đang lẻn vào vườn nhà của người ta”. Anh không còn thuộc về nơi này nữa, khi mà cái sự ồn áo náo động đã làm mất đi sự yên tĩnh, êm đềm vốn có. Cuối cùng, “anh chỉ nhìn thấy một mùa hè xa lạ”. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Trên thảo nguyên xanh thẳm”: Nảy mầm từ mảnh đất chết

“Trên thảo nguyên xanh thẳm”: Nảy mầm từ mảnh đất chết

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2019

Lượt nghe: 1572

“Chiến tranh, phụ nữ là những người dễ tổn thương nhất nhưng cũng chính họ sẽ gượng dậy đầu tiên”. Sau những mát mát đau thương của chiến tranh, người phụ nữ cũng như cây cối trên thảo nguyên chỉ cần mưa xuống là nảy mầm xanh sự sống. Một câu chuyện giàu cảm xúc khiến người đọc, người nghe trân quý cuộc sống hòa bình, hạnh phúc...(Đọc truyện đêm khuya phát 27/05/2019)

“Yêu sách của Antigone: Thân tộc giữa sự sống và cái chết

“Yêu sách của Antigone: Thân tộc giữa sự sống và cái chết

Ngày phát hành 11:27 | 18/2/2022

Lượt nghe: 1207

“Yêu sách của Antigone” là tác phẩm cô đúc các bài giảng của học giả Judith Butler tại các trường đại học lớn như Đại học California, Cornell và Princeton năm 1998, bàn về tác phẩm kinh điển “Antigone” của Sophocles dưới góc độ nữ quyền. Vở kịch, nằm trong bộ 3 câu chuyện thành Thebes, kể về gia đình bi thương của ông vua Oedipus-kẻ đã giết cha lấy mẹ, số phận cô con gái Antigone (kết quả của mối tình oan nghiệt này) và bi kịch của nàng. “Yêu sách của Antigone” được đánh giá là “một trong những tác phẩm quan trọng nhất của giới học thuật trong 50 năm qua

Bà mẹ và thần chết: Câu chuyện về tình mẹ

Bà mẹ và thần chết: Câu chuyện về tình mẹ

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016

Lượt nghe: 1324

Chính tình yêu thương đã khiến người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả: đôi mắt trong, mái tóc đen… để có thể đi tới chỗ của thần Chết, đòi lại con mình… (Kể chuyện và hát ru ngày 7+8.03)

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: "Nhiều khi người ta sống chết, hi sinh vì một nếp nhà rất bình dị"

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ:

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020

Lượt nghe: 1213

Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.

Phim “Người bất tử”: Câu chuyện tâm linh “Nghìn năm đi tìm cái chết”

Phim “Người bất tử”: Câu chuyện tâm linh “Nghìn năm đi tìm cái chết”

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018

Lượt nghe: 1339

Với sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi: Quách Ngọc Ngoan, Đinh Ngọc Diệp, Jun Vũ, Thanh Tú, Cường Seven..., bộ phim “Người bất tử” (Đạo diễn Victor Vũ) ra mắt khán giả vào ngày 26/10 (Làn sóng nghệ thuật 19/10/2018)

Truyện dài "Đất rừng phương Nam": Nguyên nhân cái chết của Võ Tòng (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018

Lượt nghe: 601

Sau đám tang Võ Tòng, lão Ba Ngù nhận lời về ở với gia đình An. Lão kể cho mọi người nghe lại sự việc chú Võ Tòng đã bị giết hại như thế nào. Khi Ba Ngù được Pháp thả ra, trên đường về thì lão gặp ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh và Võ Tòng. Ba người bàn nhau lên kế hoạch phục kích quân Pháp. Một trận đánh quyết liệt diễn ra, Võ Tòng anh dũng giết chết mấy tên giặc Pháp và Việt gian nhưng cuối cùng trúng đạn của chúng. Mụ vợ Tư Mắm chính là kẻ khiến Võ Tòng bị hại. Để biết ba nuôi của An lên kế hoạch trả thù cho Võ Tòng như thế nào, các bạn cùng đón nghe tiếp truyện dài "Đất rừng Phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi vào chương trình sau. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 22/4/2018)

Truyện ngắn "Cây sa mộc chết đứng": Khao khát kiếm tìm hạnh phúc

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2017

Lượt nghe: 5810

Các nhân vật trong truyện ngắn này của nhà văn Tống Ngọc Hân khao khát kiếm tìm hạnh phúc nhưng để có được đều nếm trải mùi vị cay đắng, nhọc nhằn. Diu phải che đậy nguồn gốc tên tuổi người cha của đứa con mình. Sán phải giấu đi bi kịch bị cưỡng bức mới có được một đứa con cho nhà chồng và Mùi cay đắng nhận ra hôn nhân không tình yêu của mình. Nhà văn dễ dàng nhận ra góc khuất trong cuộc đời họ, dành mối cảm thông sâu sắc trên mỗi trang viết với mong muốn một ngày nào đó cuộc sống của họ được cải thiện, sáng sủa hơn. (Đọc truyện đêm khuya 05/6/2017)

Truyện ngắn "Ở Paris": Tình yêu không bao giờ chết!

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/1/2016

Lượt nghe: 3574

Ở cái tuổi không còn trẻ nữa và đã trải qua những va vấp, những đắng cay của cuộc đời, tình yêu của ông Nikolai Ptatonik và thiếu phụ Olga Alekxanđrovna có phần vội vã nhưng không kém phần lãng mạn và đằm thắm. Chỉ tiếc rằng thời gian hạnh phúc của họ thật ngắn ngủi, mong manh. Truyện kết thúc với một khoảng trống, một nỗi buồn bởi sự ra đi đột ngột của người đàn ông. Nhưng đó không phải là một nỗi buồn bi lụy, bởi dù cho tất cả qua đi nhưng tình yêu không bao giờ mất, vĩnh viễn không bao giờ chết. (Đọc truyện đêm khuya 06/01/2015)

Truyện ngắn: “Đằng nào cũng chết” và “Yêu sát thủ”

Truyện ngắn: “Đằng nào cũng chết” và “Yêu sát thủ”

Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2015

Lượt nghe: 3583

Làm sao để giảm thiểu những áp lực, những bi kịch hiện đại, khiến con người giảm khả năng sáng tạo, sa vào những chuyện vụn vặt, những ức chế quẩn quanh không đáng có của ngoại cảnh như tắc đường, kẹt xe, tai nạn giao thông, tiêu cực xã hội cùng lối sống chạy theo hình thức đôi khi biến con người trở thành giả dối, lo đối phó và đối phó...(Đọc truyện đêm khuya 10/11/2015)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ